Thiên ma dùng như thực phẩm

THIÊN MA DƯỢC DÙNG NHƯ THỰC PHẨM

TÁC DỤNG CỦA THIÊN MA

Mạc dù có nhiều công dụng như vậy, nhưng có một khoảng thời gian Cục an toàn vệ sinh thực phẩm đưa ra quy định cấm sử dụng Thiên Ma làm nguyên liệu thực phẩm. Sau đó ngày 01/09/2000 đã bỏ lệnh cấm và cho phép sử dụng lại Thiên Ma trong chế biến thực phẩm. Nhóm nghiên cứu dược liệu từ thực phẩm đặc biệt của Viện Nghiên cứu phát triển thực phẩm Hàn Quốc gồm 5 tiến sĩ (người phụ trách: tiến sĩ Lee Bu Yong) đã gửi hồ sơ nghiên cứu từ 2001 ~ 2002 (khoảng 1 năm) về chế biến thực phẩm và phân tích thành phần cũng như tác dụng của Thiên Ma đến Hiệp hội Nông nghiệp AnSyong Muju. Kết quả nghiên cứu cho thấy người dùng có thể hoàn toàn yên tâm dùng Thiên Ma như một loại thực phẩm hoặc thức uống bổ dưỡng. Thiên Ma chế biến có vị ngon đặc trưng và rất tiện khi sử dụng.

Kết quả nghiên cứu phân tích thành phần và tác dụng của Thiên Ma

Thành phần: Carbohydrates 89%, hàm lượng đạm 6.2% cao hơn so với các loại nông sản khác.

Hàm lượng Axit amin: Các axit thiết yếu và arginine, histidine đều có trong Thiên Ma. Với hàm lượng Axit Aspartic 1272mg%, Axit Glutamic 1249mg% cao hơn so với các loại nông sản khác.

Điều chỉnh: Axit béo trong Thiên Ma được cấu tạo như Axit béo không bão hòa.

Chất vô cơ: hàm lượng Kali cao với 1265mg, các thành phần khác như phốt pho, canxi, natri, magie giúp điều hòa kinh nguyệt rất tốt.

Hàm lượng các chất vô cơ canxi, magie, kali trong thành phần của Thiên Ma cao hơn so với các loại thực phẩm khác. Magie giúp tăng cường nhu động trong ruột, thúc đẩy sự bài tiết chất thải của cơ thể các thành phần dinh dưỡng khác như: Canxi và Kali cũng có tác dụng rất lớn trong việc điều trị chứng loãng xương ở nữ giới khi bước vào độ tuổi mãn kinh. Thiên Ma giúp giảm hàm lượng Cholestorol trong máu, là loại thực phẩm bổ dưỡng cần thiết cho những người hiện đại bận rộn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *